Vấn nạn ô nhiễm phát quang đang diễn ra như nào?
Mỗi ngày chúng ta đang cố phân loại rác để tái chế nhằm bảo vệ môi trường. Nhưng có một việc mà chúng ta đã vô tình bỏ lơ và nó góp phần làm ô nhiễm môi trường. Đó là hành động sử dụng sai ánh sáng gây ô nhiễm phát quang.
Ô nhiễm phát quang không giống với các hình thức ô nhiễm môi trường và chất thải khác. Chúng diễn ra thầm lặng và phần lớn khi phát hiện ra chúng đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Và tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy vấn nạn ô nhiễm phát quang đang diễn ra như nào? Bạn hãy cùng New Vision Light tìm hiểu chi tiết qua thông tin trong bài viết này nhé.
Hình ảnh một phần Trái Đất bị ô nhiễm phát quang được chụp từ ngoài vệ tinh
Ô nhiễm phát quang là gì?
Ô nhiễm phát quang hay còn được gọi là ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm quang. Cũng giống như ô nhiễm đất, nước, khí chúng ảnh hưởng đến sự sống của muôn loài.
Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời đêm quốc tế (IDA) xác định ô nhiễm phát quang là: “Bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí năng lượng.”
Hay theo Wikipedia: Ô nhiễm phát quang là việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu.
Còn đối với New Vision Light: Ô nhiễm phát quang là ánh sáng có độ tương phản rõ rệt với bầu trời đêm. Chúng che khuất đi ánh sáng tự nhiên và làm gián đoạn nhịp sinh học 24 giờ của hầu hết sinh vật. Hiện tượng này gây ảnh hưởng đến môi trường, năng lượng, động vật hoang dã, con người và nghiên cứu thiên văn.
Mỗi năm tỉ lệ ô nhiễm phát quang lại tăng lên từ 2 đến 3 %
Vấn nạn ô nhiễm phát quang đang diễn ra như nào?
Có rất nhiều người quan niệm rằng ô nhiễm phát quang không để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như ô nhiễm đất, nước hay không khí. Nhưng thực chất sự nguy hại của ô nhiễm phát quang có thể để lại những hậu quả nặng nề và tồn tại lâu dài. Chúng được coi là vấn nạn bởi những tác động tiêu cực sau:
Tác động đến con người
Mỗi chúng ta đều có một đồng hồ sinh học riêng và dựa theo ngày đêm để các cơ quan hoạt động – nghỉ ngơi. Do vậy, khi thiết bị chiếu sáng được sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp sinh học.
Cụ thể như trước khi đi ngủ nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo có cường độ sáng mạnh. Chúng sẽ tạo cảm giác căng thẳng gây khó ngủ. Đây là nguyên nhân giải thích cho việc bạn khó ngủ khi cứ dùng điện thoại trên giường. Nặng nề hơn chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng thần kinh, béo phì.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo ô nhiễm phát quang đối với con người có thể phát triển các bệnh tim mạch hay ung thư vú, tuyến tiền liệt, trực tràng… Đối với phụ nữ, da dễ bị nổi mụn, xuất hiện quầng thâm mắt, da không căng bóng hồng hào…
Đối với một người đang có sức khỏe yếu nếu trong môi trường có ánh sáng nhân tạo không êm dịu. Họ sẽ dễ có các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn hoặc ngất. Nhưng hậu quả nhẹ và rõ ràng nhất chúng ta có thể nhận ra đó là thị giác kém đi và khó đi vào giấc ngủ.
Gây mất cân bằng hệ sinh thái
Khi quá trình ô nhiễm phát quang đang diễn ra đồng thời, chúng đang làm mất đi sự cân bằng giữa ánh sáng và bóng tối tự nhiên. Ô nhiễm phát quang ảnh hưởng đến chu kỳ của tất cả động vật hoang dã.
Đối với loài động vật có vú như dơi, chó sói, hươu, nai,… sẽ khó kiếm ăn đêm do ánh sáng nhân tạo.
Các loài chim có thể di cư là nhờ vào ánh sáng của trăng, sao. Khi ánh sáng nhân tạo lấn át thì loài chim di cư sẽ bị thu hút như thiêu thân lao vào đốm lửa. Chúng đi lệch quỹ đạo và trở thành con mồi cho các loài động vật khác.
Còn động vật lưỡng cư như ếch, cóc, nhái, kỳ nhông… ánh sáng nhân tạo làm suy yếu bản năng tự nhiên như phòng vệ. Bên cạnh đó làm giảm ham muốn ăn, giao phối.
Đối với các cây cỏ chúng sẽ rối loạn chu trình quang hợp. Khi cây không nhận được năng lượng để chuyển thành diệp lục thì sẽ rụng lá và thải khí CO2 ra ngoài môi trường. Khiến tỷ lệ hiệu ứng nhà kính tăng cào và thúc đẩy nhanh hiệu ứng Trái Đất ấm nhanh dần. Đối với các loài hoa nở về đêm ánh sáng sẽ làm chúng khó thụ phấn vì hoa khó nở.
Lãng phí năng lượng và kinh tế
Chính vì sử dụng ánh sáng quá nhiều sẽ gây lãng phí điện năng. Từ đó, chi phí để sản xuất ra điện cũng sẽ tăng cao. Trên thế giới đã có nghiên cứu chỉ ra có khoảng 50 đến 90% tòa nhà sử dụng ánh sáng sai cách.
Vào tháng 3 năm 2013, Đại học Hồng Kông đã nghiên cứu và tìm ra bầu trời đêm ở Tsim Sha Tsui, khu đô thị ở phía Nam Cửu Long, Hồng Kông sáng hơn 1.200 lần so với bầu thời thành phố bình thường. Và họ đã đặt tên cho thành phố có tỷ lệ ô nhiễm phát quang nhiều nhất trên thế giới lúc bấy giờ.
Theo số liệu ước tính của Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế chỉ riêng Hoa Kỳ đã lãng phí 38% năng lượng ánh sáng nhân tạo ngoài trời. Nếu quy đổi ra mỗi năm họ đã lãng phí 2 triệu thùng dầu, tiêu tốn 1,5 tỷ USD và thải ra 300 triệu tấn khí CO2.
Hiện nay, mỗi năm tỷ lệ ô nhiễm ánh sáng sẽ tăng lên vài %. Con số có thể dao động từ 2 đến 5%. Nhưng nếu cứ đều đặn diễn ra thì nó sẽ là một con số lớn khó kiểm soát và không thể xử lý kịp thời.
Ảnh hưởng đến nghiên cứu thiên văn
Đối với các nhà thiên văn học và những người thích nghiên cứu vũ trụ thì ô nhiễm phát quang ảnh hưởng trực tiếp. Ngoại trừ ánh sáng của mặt trăng và 1 số ngôi sao sáng rực thì hầu hết rất khó khăn để quan sát.
Thậm chí các nhà khoa học của đài thiên văn Tử Kim Sơn đã phải lên tiếng vì ô nhiễm phát quang. Mà đã từ rất lâu rồi họ không thể thấy dải Ngân hà hay vị trí thay đổi của ngôi sao theo các mùa.
Ô nhiễm phát quang nghiêm trọng đến mức Đài Thiên Văn Hoàng Gia, Greenwich đã phải di chuyển địa điểm.
Thay vì sử dụng loại đèn truyền thống tốn nhiều năng lượng đèn LED sẽ là lựa chọn thích hợp
Cách giảm thiểu tình trạng ô nhiễm phát quang
Để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của mỗi chúng ta. Cách giảm thiểu ô nhiễm phát quang đó là:
– Sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng yêu cầu, mục đích sử dụng
– Hãy tắt đèn khi không sử dụng
– Thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng công nghệ cũ tốn nhiều năng lượng. Bạn hãy thay đổi sang thế hệ đèn chiếu sáng LED mới. Chúng có thể tạo ra nguồn sáng trong khi cần ít năng lượng. Cùng với đó đèn LED có nhiều chủng loại có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu chiếu sáng. So với đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang hay đèn halogen công suất có thể nhỏ gấp 2 đến 3 lần. Không những vậy số tuổi thọ chiếu sáng cũng rất dài từ 20.000 đến 50.000 giờ.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp các mẫu đèn LED chất lượng hãy truy cập nvc-lighting.com.vn. Hoặc liên hệ qua số hotline 0904606081 để được New Vision Light hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
5 Cách chọn Đèn Cầu Thang Trang Trí “siêu sang” cho biệt thự
Đèn chiếu sáng có tính năng trang trí sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên đẹp lung linh và nổi bật hơn. Nếu bạn đang sở hữu một ngôi biệt thự hoành tráng, bạn có thể giúp nó trở nên xinh đẹp hơn với hệ thống đèn cầu thang trang trí phù hợp. Sau […]
Đèn LED Trang trí phòng: Cách tính số bóng cần lắp
Đa phần các công trình xây dựng dân dụng hiện nay đều sử dụng đèn led trang trí phòng là chính. Bởi so với các loại đèn khác thì đèn led vừa thẩm mỹ lại bền và kinh tế hơn nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng đèn led nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất, […]
TOP 5 cửa hàng bán Đèn Cầu Thang Đẹp tại Tp.Hồ Chí Minh
Trong những thiết kế nhà ở, văn phòng hay những công trình thương mại hiện đại, đèn cầu thang trang trí là sản phẩm nội thất ánh sáng không thể thiếu. Biết được nhu cầu này, ngày càng nhiều cửa hàng đèn trang trí ra đời với sản phẩm đèn cầu thang đẹp, đa dạng, […]
10 Bí quyết chọn Đèn Cầu Thang Đẹp hút hồn
Khu vực cầu thang của bạn sẽ bỗng chốc biến thành không gian “nghệ thuật” đẹp mê hồn nếu bạn biết cách chọn mẫu đèn cầu thang đẹp, phù hợp với kiến trúc cầu thang cũng như hài hòa với các không gian khác trong nhà. Vậy, làm sao để làm được điều đó? Đầu […]
7 Ý tưởng chọn Đèn Cầu Thang Đẹp trang trí ngày tết
Không khí tết tràn ngập khắp nơi, trong nhà ngoài phố ai cũng trang hoàng lộng lẫy để đón Tết. Không chỉ quan tâm đến các vật dụng trang trí như cây cảnh, hoa lá, đôi liễng,… mà gia chủ cũng đầu tư những thiết bị chiếu sáng đẹp, ấn tượng để tạo không gian […]