Tác dụng tâm sinh lý của màu sắc ánh sáng
Cuộc sống xung quanh chúng ta vốn rực rỡ và sôi động chính nhờ vào muôn vàn những màu sắc của tự nhiên, của tạo hóa tô điểm lên. Tác động của không gian chiếu sáng, của màu sắc lên tâm sinh lý con người là rất rõ ràng. Những nghiên cứu chuyên sâu từ các đại học hàng đầu Hoa Kỳ chỉ ra rằng: ánh sáng có tác dụng tâm sinh lý rất sâu sắc lên cảm xúc con người thông qua các màu sắc khác nhau.
3 loại màu sắc của nguồn sáng
1. Nguồn ánh sáng nóng (2400K – 3000K)
Nguồn ánh sáng nóng sẽ làm tăng thêm màu đỏ và cam cho đồ vật. Làm sẫm đi các màu xanh và lam.
Màu nóng cho cảm giác nặng nề về khối lượng hơn so với các màu khác. Và gây tâm lý phấn khích, tạo ra cảm giác vui tươi, hưng phấn. Gây tăng huyết áp, tăng nhịp thở. Tuy nhiên màu nóng lại gây chóng mệt mỏi. Trong khi màu cam ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hoá. Thì màu vàng lại kích thích sự làm việc trí óc.
Vì những lý do trên ánh sáng nóng ấm thường được sử dụng ở không gian nhỏ hẹp. Nhằm tạo ra cảm giác gần gũi, trang trọng, tôn nghiêm, huyền bí và cổ kính.
2. Nguồn ánh sáng trung tính (trắng ấm 4000K – 4500K)
Ánh sáng trung tính gây cảm giác lạnh lùng và trống rỗng. Nhưng nó làm tăng độ chói và sự tác động của các màu sắc khác khi đứng bên cạnh.
Ánh sáng trung tính thường được sử dụng khi cần có sự đồng đều. Không nhấn mạnh một màu sắc đặc biệt nào cả. Việc chiếu sáng các công trình có kiểu dáng đơn giản với yêu cầu chiếu sáng đồng đều trên các mặt công trình thường sử dụng loại nguồn sáng này.
3. Nguồn ánh sáng lạnh (> 5700K)
Ánh sáng lạnh được dùng khi muốn tạo cảm giác thư giãn nghỉ ngơi. Để tạo ra khung cảnh với phong cách hiện đại.
Nguồn ánh sáng này phù hợp với các khu công cộng có không gian rộng, khu vực có nhiều cây xanh. Tuy nhiên cần tránh dùng ánh sáng lạnh để chiếu sáng mặt tiền các ngôi nhà ốp gạch đỏ hoặc sơn màu sẫm. Đặc biệt là các công trình kiến trúc cổ.
Ngược với màu nóng, màu lạnh cho ta cảm giác nhẹ về khối lượng và xa xôi về khoảng cách:
– Màu lục, màu lam cho ta cảm giác tươi mát, làm dịu đi sự kích thích, tạo cảm giác bình yên, thư giãn.
– Màu tím ngoài cảm giác lạnh còn gây tâm lý buồn chán, thụ động và uể oải.
Xanh da trời được coi là biểu tượng của sự thanh bình, tượng trưng cho bầu trời bao la. Làm cho không gian mở ra cả chiều rộng và chiều sâu, giúp chúng ta tĩnh tâm hơn đồng thời tạo ra hệ thống miễn dịch tốt hơn cho cơ thể. Đặc biệt, màu sắc này còn có khả năng “vỗ về” giấc ngủ. Nó không chỉ mang lại cảm giác bình yên cho tâm hồn, mà còn thúc đẩy bộ não sản sinh ra nhiều chất melatonin. Mang lại cảm giác thư giãn và giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. | Màu xanh lá cây có tác dụng làm dịu mắt và tâm trạng, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi… Không chỉ thế, nó còn giúp giảm huyết áp, tẩy sạch máu, lập lại sự cân bằng cho các rối loạn tình cảm, giảm sự giận dữ, thư giãn thần kinh, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể… |
Màu sắc tác động lên tâm sinh lý con người như thế nào?
Tác động của màu sắc lên tâm lý của con người chủ yếu là do sự liên tưởng. Khi thiết kế chiếu sáng cần phải chọn nhiệt độ màu của nguồn sáng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý con người. Với độ rọi thấp thì chọn nguồn sáng có nhiệt độ màu thấp. Và ngược lại với yêu cầu độ rọi cao thì chọn các nguồn sáng “lạnh” có nhiệt độ màu cao. Đặc điểm sinh lý này đã được Kruithof chứng minh. Qua các công trình nghiên cứu của mình, ông đã xây dựng được biểu đồ Kruithof làm tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn nguồn sáng của bất kỳ đề án thiết kế chiếu sáng nào (tất nhiên sau đó còn có các tiêu chuẩn khác).
Trong biểu đồ Kruithof, vùng gạch chéo gọi là vùng môi trường ánh sáng tiện nghi. Với một độ rọi E (lux) cho trước, người thiết kế chiếu sáng phải chọn nguồn sáng có nhiệt độ màu nằm trong miền gạch chéo để đảm bảo không ảnh hưởng đến tâm-sinh lý của con người. Nếu không đảm bảo điều kiện này sẽ gây ra hiện tượng “ô nhiễm ánh sáng”, có thể gây tổn hại đến sức khỏe.
>> Tìm hiểu thêm: Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Các công trình nghiên cứu sinh lý thị giác cho thấy các nguồn sáng có nhiệt độ màu thấp chỉ chấp nhận với độ rọi thấp. Trong khi đó, khi độ rọi cao cần nhiệt độ màu cao hơn. Môi trường chiếu sáng tiện nghi nằm trong miền gạch chéo trên biểu đồ Kruithof
Biểu đồ Kruithof
Biểu đồ Kruithof là tiêu chuẩn đầu tiên cho sự lựa chọn nguồn sáng. Ta nhận thấy muốn có độ rọi với độ tiện nghi cao thì nguồn sáng phải có nhiệt độ màu thích hợp. Bảng trên cho nhiệt độ màu của một số nguồn sáng.
Bảng tác động tâm lý của màu sắc lên con người
NVC Lighting Việt Nam – Sưu tầm
Bài viết liên quan
5 Cách chọn Đèn Cầu Thang Trang Trí “siêu sang” cho biệt thự
Đèn chiếu sáng có tính năng trang trí sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên đẹp lung linh và nổi bật hơn. Nếu bạn đang sở hữu một ngôi biệt thự hoành tráng, bạn có thể giúp nó trở nên xinh đẹp hơn với hệ thống đèn cầu thang trang trí phù hợp. Sau […]
Đèn LED Trang trí phòng: Cách tính số bóng cần lắp
Đa phần các công trình xây dựng dân dụng hiện nay đều sử dụng đèn led trang trí phòng là chính. Bởi so với các loại đèn khác thì đèn led vừa thẩm mỹ lại bền và kinh tế hơn nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng đèn led nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất, […]
TOP 5 cửa hàng bán Đèn Cầu Thang Đẹp tại Tp.Hồ Chí Minh
Trong những thiết kế nhà ở, văn phòng hay những công trình thương mại hiện đại, đèn cầu thang trang trí là sản phẩm nội thất ánh sáng không thể thiếu. Biết được nhu cầu này, ngày càng nhiều cửa hàng đèn trang trí ra đời với sản phẩm đèn cầu thang đẹp, đa dạng, […]
10 Bí quyết chọn Đèn Cầu Thang Đẹp hút hồn
Khu vực cầu thang của bạn sẽ bỗng chốc biến thành không gian “nghệ thuật” đẹp mê hồn nếu bạn biết cách chọn mẫu đèn cầu thang đẹp, phù hợp với kiến trúc cầu thang cũng như hài hòa với các không gian khác trong nhà. Vậy, làm sao để làm được điều đó? Đầu […]
7 Ý tưởng chọn Đèn Cầu Thang Đẹp trang trí ngày tết
Không khí tết tràn ngập khắp nơi, trong nhà ngoài phố ai cũng trang hoàng lộng lẫy để đón Tết. Không chỉ quan tâm đến các vật dụng trang trí như cây cảnh, hoa lá, đôi liễng,… mà gia chủ cũng đầu tư những thiết bị chiếu sáng đẹp, ấn tượng để tạo không gian […]